ATISÔ THẦN DƯỢC CỦA MỌI NHÀ

Atiso là cây thuốc, chúng ta có thể sử dụng tất cả từ lá, thân, hoa, rễ.

Đỗ Duy Ninh

MUA NGAY

GIỚI THIỆU

    Atisô (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp (tên khoa học: Cynara scolymus), còn được viết là a-ti-sô,là loại cây lá gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu (quanh Địa Trung Hải) đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. Atisô có thể cao lên tới 1,5 đến 2 mét, lá cây dài từ 50–80 cm.

     Những cây atisô được trồng đầu tiên ở quanh Naples vào giữa thế kỷ 15. Nó được Catherine de Medici giới thiệu tới nước Pháp trong thế kỷ 16, sau đó, người Hà Lan mang nó đến Anh. Atisô tiếp tục được mang tới Mỹ trong thế kỷ 19 bởi những người đến nhập cư: bang Louisiana bởi người Pháp và bang California bởi người Tây Ban Nha. Ngày nay, atisô được trồng chủ yếu ở Pháp, Ý và Tây Ban Nha, Mỹ và các nước Mỹ Latinh. Atisô du thực vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, được trồng ở Sa Pa, Tam Đảo, nhiều nhất là ở Đà Lạt.

     Hiện nay, người ta trồng atisô không những chỉ dùng lá bắc và đế hoa để ăn mà còn dùng làm thuốc. Hoạt chất chính của atisô là cynarine (Acide 1- 3 dicaféin quinic). Ngoài ra còn có inulin, inulinaza, tanin, các muối hữu cơ của các kim loại Kali, Canxi, Magiê, Natri... Atisô có tác dụng hạ cholesterol và urê trong máu, tạo mật, tăng tiết mật, lợi tiểu, thường được làm thuốc thông mật, thông tiểu tiện, chữa các chứng bệnh về gan, thận. Tuy chất cynarine đã tổng hợp được nhưng người ta vẫn dùng chế phẩm từ cao lá atisô tươi. Trên thế giới, biệt dược Chophytol của hãng Rosa (Pháp) là thông dụng hơn cả.


Công dụng của trà Atiso

- Đào thải độc tố trong gan, giúp mát da, trị mụn nhọt, làm cho da mịn màng và hồng hào sau khi đều đặn sử dụng.

- Cải thiện giấc ngủ.

- Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, giảm cholesterol.

- Giúp ổn định, điều hòa huyết áp đối với những người bị huyết áp tăng hoặc giảm đột ngột, từ đó giảm thiểu được tình trạng tai biến.

- Giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, lợi tiểu, cải thiện chức năng của túi mật.


MUA NGAY


Cách sử dụng sao cho hiệu quả

- Bạn có thể uống sau khi thức dậy, sau khi ăn nhiều dầu mỡ, ăn mặn, ra nhiều mồ hôi, hoặc sau khi tiêu chảy.

- Còn đối với các loại bệnh phải cần thời gian điều trị như bệnh nóng gan, tiểu đường, cao huyết áp, mụn nhọt ... thì nên áp dụng đều đặn để thấy được hiệu quả rõ rệt.

- Đối với trà Atiso túi lọc, ngày uống 3 - 4 túi, mỗi túi pha vào một cốc nước sôi.

- Đối với hoa và rễ Atiso sấy khô, sử dụng 50gr hoa vào 2 lít nước sôi, đun với lửa nhỏ trong vòng 20 phút, để nguội, lấy nước uống hằng ngày.

- Đối với cao lá tươi Atiso, pha với nước suối hoặc nước ấm, mỗi lần 5ml với 100ml nước, uống 2 lần mỗi ngày.


MUA NGAY


NHỮNG BÀI VIẾT LIÊN QUAN

SỰ THẬT ÍT BIẾT VỀ HÀ THỦ Ô

Nhiều người chỉ biết tới hà thủ ô được dùng để chữa tóc bạc. Tuy nhiên, công dụng, thậm chí tên gọi của loại thảo dược này còn có những điều không phải ai cũng biết

TÁC DỤNG CÂY DỨA DẠI

Rễ của cây dứa dại có vị ngọt và có công dụng trị đau đầu, mất ngủ khá tốt. Lấy 20 – 30g rễ (phần rễ chưa bám đất sẽ tốt hơn) đem sao thơm, cho vào ấm đất cùng một ít nước, đun lên lửa nhỏ sắc lấy nước.

TÁC DỤNG TRÀ CÀ GAI LEO ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Cà gai leo có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh gan như: Đau tức hạ sườn phải, vàng da... Rễ cây dùng làm thuốc điều trị phong thấp, đau nhức răng, chảy máu chân răng, điều trị say rượu, giải rượu.

TRÀ KHỔ QUA RỪNG VÀ NHỮNG LỢI ÍCH CHO SỨC KHỎE

Khổ qua rừng hay còn gọi mướp đắng rừng, là một loại cây có thể sử dụng dây, lá và quả làm thực phẩm hoặc thuốc chữa bệnh. Đặc biệt, khổ qua rừng có hàm lượng vitamin và dược cao.

CÁC SẢN PHẨM TỪ ATISÔ 


Nước Atiso Thanh Nhiệt chai 280ml

Odoo - Sample 2 for three columns

Cao mềm Atiso hộp 1kg

 

Odoo - Sample 3 for three columns

Bông Atiso bịch 200g